Xem Nhiều 4/2024 # Hỏi /️ Đáp Thủy Sản Tháng 8/2017 Bao Nhiêu Tiền? Mua Ở Đâu Giá Rẻ? # Top Yêu Thích

Hỏi: Tôi nuôi ếch được 1 tháng, gần đây ếch chết đột ngột gia tăng và biểu hiện đùi ếch bị đỏ. Xin hỏi nguyên nhân và cách khắc phục? (Hoàng Tú Nam, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế)

Trả lời:

Theo mô tả, ếch có thể bị ệnh lở loét, đỏ chân. Tác nhân gây bệnh là vi khuẩn Aeromonas hydrophila. Khi môi trường nước bị ô nhiễm thì loài vi khuẩn này sẽ phát triển rất mạnh và gây bệnh cho ếch. Ếch bị bệnh sẽ xuất hiện những nốt chấm đỏ trên thân, gốc đùi có tụ huyết, chân bị sưng, ếch bỏ ăn, chậm di chuyển, lờ đờ; giải phẫu thấy có hiện tượng xuất huyết trong ổ bụng, trong xoang bụng thường thấy máu và dịch lỏng màu vàng. Khi dịch bệnh xảy ra, nếu không có biện pháp phòng trị kịp thời ếch sẽ chết hàng loạt. Phát hiện bệnh sớm, điều trị sẽ rất hiệu quả. Dùng kháng sinh Kamoxin F, Oxytetracycline (3 – 5 g/kg thức ăn) dùng liên tiếp 5 – 7 ngày. Phòng bệnh bằng cách thường xuyên kiểm tra môi trường nước nuôi, nếu thấy nước bẩn cần thay ngay bằng nước sạch, nuôi mật độ vửa phải, không gây ồn ào khiến ếch bị sốc. Bổ sung Vitamin C Antistress vào thức ăn của ếch để tăng sức đề kháng.

Hỏi: Ao nuôi cá chép và cá trắm, 3 ngày gần đây, khi trời nắng cá có hiện tượng cá ngớp trên mặt nước như bị thiếu ôxy và bỏ ăn. Cá chép không bị ảnh hưởng gì. Cho hỏi nguyên nhân và cách khắc phục? (Nguyễn Kim Tiền, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long)

Trả lời: Theo mô tả, nguyên nhân gây ra hiện tượng trên có thể do thiếu ôxy. Việc đầu tiên cần làm là xem lại mật độ thả. Thực hiện một số biện pháp khắc phục kịp thời như: Giảm 1/2 lượng thức ăn; Dừng bón phân nếu sử dụng phân chuồng; Thay từ 20 – 30% lượng nước trong ao, liên tục 2 – 3 ngày; Tăng cường quạt nước, nhất là từ 10 giờ đêm đến 7 giờ sáng hôm sau, sau đó dùng máy bơm nước để tạo dòng chảy; Sử dụng hóa chất khử trùng: BKC, KmnO4 hoặc Iodine theo hướng dẫn của nhà sản xuất; Sau 1 ngày kết hợp sử dụng men vi sinh, yucca, zeolite nhằm phân hủy chất hữu cơ và hấp thu khí độc; Bổ sung thêm Vitamin C với liều lượng 2 – 3 g/100 kg cá/ngày cho ăn liên tục 5 ngày.

Hỏi: Lươn có hiện tượng quấn vào nhau, chết dần. Xin hỏi nguyên nhân và biện pháp khắc phục?(Nguyễn Thái Phận, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang)

Trả lời: Theo mô tả, lươn có thể mắc bệnh sốt nóng. Lươn còn có biểu hiện đầu sưng phồng, nước nhớt do lươn tiết dịch nhờn. Nguyên nhân chính là do mật độ lươn quá dày, lượng ôxy hòa tan thấp, thức ăn thừa làm môi trường ô nhiễm. Khi phát hiện bệnh, lập tức giảm mật độ nuôi, san lươn sang bể khác, thay nước, thêm nước mát vào bể, nâng cao mực nước trong bể, thả bèo, che mát sau đó dùng Anti Shock liều 1 kg/1.000 m3, thả cá trê để ăn thức ăn thừa. Hoặc có thể dùng các sản phẩm có nguồn gốc iod hoặc có tính sát trùng để ngâm tắm. Phun dung dịch phèn xanh (sulphate đồng) 0,07%, 5 ml/m3 nước. Vớt lươn chết khỏi ao, thay nước, thay đất nếu ô nhiễm nặng.

Ban KHKT – Tạp chí Thủy sản Việt Nam

Cùng Chuyên Mục
Bài Viết Trước
Bài Viết Sau