Phụ Gia Thức Ăn: Bền Vững Và Lợi Nhuận

Nuôi trồng thủy sản bền vững luôn song hành lợi nhuận lâu dài. Do đó, phụ gia nguồn gốc tự nhiên được coi là giải pháp nuôi thủy sản hiệu quả, giảm sử dụng hóa chất, xả thải; đồng thời cải thiện chất lượng sản phẩm và duy trì lợi nhuận tổng thể.

Phụ gia thức ăn đóng vai trò quan trọng trong phòng chống dịch bệnh thủy sản  Ảnh: Shuichan

Phụ gia thức ăn đóng vai trò quan trọng trong phòng chống dịch bệnh thủy sản Ảnh: Shuichan

Xu hướng thủy sản nuôi

Thủy sản nuôi – giải pháp đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu và giảm áp lực lên nguồn thủy sản tự nhiên được kỳ vọng gấp đôi sản lượng năm 2050. Theo FAO, thủy sản nuôi (tôm, cá) chiếm 2/3 tổng khối lượng thủy sản tiêu thụ toàn cầu vào năm 2030. Ngành nuôi trồng thủy sản (NTTS) có một tương lai sáng nhưng nhiều rào cản vẫn đang phía trước. Lo ngại về các loại mầm bệnh vẫn luôn hiện hữu trong ngành này suốt nhiều năm qua. Ngoài ra, giá thức ăn tăng liên tục và đặt ra nhu cầu cấp bách về giải pháp thức ăn thay thế. Cùng đó, người tiêu dùng, hãng bán lẻ và các nhà quản lý luôn đòi hỏi ngày càng cao về sản xuất bền vững.

Khi giá bột cá, dầu cá không ngừng tăng, để cắt giảm chi phí thức ăn, các chuyên gia dinh dưỡng nỗ lực tìm kiếm giải pháp thay thế bằng các loại phụ gia có nguồn gốc thực vật. Những nguồn nguyên liệu này có tác dụng kích thích tăng trưởng vật nuôi, tăng năng suất thông qua và ức chế hoạt động của các yếu tố kháng dinh dưỡng, nấm mốc, mycotoxin và vi khuẩn.

Nhiều năm gần đây, các chương trình chứng nhận đã được áp dụng để đánh giá thực hành NTTS bền vững và cấp chứng nhận cho sản phẩm đó. Nhu cầu tiêu thụ cùng với những quan ngại về tác động lên môi trường của ngành thủy sản là hai động lực thúc đẩy sự gia tăng mạnh mẽ các chương trình bền vững. Và đây cũng được coi là một trong những xu thế chủ đạo của ngành NTTS.

Vai trò của phụ gia

Sản xuất thủy sản bền vững quan trọng vì nó là chìa khóa đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu trong bối cảnh dân số tăng nhanh và đồng thời mang lại lợi  nhuận kinh tế trong khi hạn chế những tác động tiêu cực lên môi trường. Với những nhà sản xuất thủy sản, bền vững đồng nghĩa lợi nhuận cao hơn và có thể mở rộng cánh cửa những thị trường tiềm năng và có giá trị cao. Bền vững là một khái niệm phức tạp và cần được nhìn nhận một cách đa chiều. Những chương trình cấp chứng nhận được sử dụng rộng rãi nhất dựa trên 7 yếu tố chính gồm: Di truyền; Tuân thủ luật pháp; Trách nhiệm xã hội; Sử dụng đất, nước; ô nhiễm nguồn nước và quản lý chất thải; quản lý thức ăn, các loại thuốc và quản lý thuốc. Và phụ gia thức ăn có khả năng hỗ trợ 3 yếu tố cuối đó là ô nhiễm nguồn nước, quản lý chất thải; quản lý thức ăn; thuốc và quản lý thuốc.

Có rất nhiều loại phụ gia thức ăn, gồm chất kết dính, premix vitamin-khoáng, sắc tố, axit amin tổng hợp, chế phẩm sinh học… nhưng có 3 nhóm thu hút sự quan tâm nhất gồm phụ gia thảo dược, probiotics và enzyme. Gần đây, những phụ gia có chiết xuất thực vật (phytogenic) trở thành tâm điểm của ngành thức ăn chăn nuôi. Những hợp chất nguồn gốc thiên nhiên có hoạt tính sinh học được bổ sung vào thức ăn cho vật nuôi nhằm cải thiện đáng kể tăng trưởng và sức khỏe vật nuôi. Các thành phần hoạt chất như phenolics và flavonoids dẫn tới đa tác động lên vật nuôi như chống lại vi khuẩn đường ruột, kích thích dịch vị, hỗ trợ chức năng gan, kháng viêm và chống lại ôxy hóa.

Nhiều người lầm tưởng, phụ gia chỉ là “phụ” nhưng thực ra nó có khả năng giảm chi phí thức ăn thủy sản vốn được coi là nhân tố liên quan đến toàn bộ chi phí sản xuất. Tuy nhiên, nhiều hãng sản xuất vẫn sử dụng những nguồn protein rẻ tiền với hàm lưỡng dinh dưỡng thấp, điển hình là các loại nguyên liệu thô có hàm lượng protein thấp, mất cân bằng axit amino cao hơn, lượng carbohydrate cao. Giá của các loại nguyên liệu trên có thể rẻ nhưng kém hiệu quả dinh dưỡng nên tính trên hiệu quả tổng thể, loại thức ăn này đang gây lãng phí.

Ngoài phytogenic, các phụ gia khác như probiotic và enzyme cũng có tác dụng hữu hiệu và góp phần mang lại sự phát triển bền vững cho ngành thủy sản. Sử dụng các loại vi khuẩn có lợi, còn được gọi là probiotics giúp tăng cường miễn dịch, kiểm soát mầm bệnh, đặc biệt trong môi trường phức tạp như ao nuôi thủy sản.

Mục đích của sử dụng các loại phụ gia thức ăn thủy sản là tăng hiệu quả, chất lượng và lợi nhuận. Tuy nhiên do suy thoái hệ sinh thái, ô nhiễm môi trường, tìm kiếm phụ gia thức ăn có khả năng thay thế trở thành nhiệm vụ quan trọng và bắt buộc với ngành chăn nuôi. Để xây dựng một ngành chăn nuôi khỏe mạnh, không dịch bệnh và đảm bảo kinh tế đầu vào, phụ gia thức ăn là một giải pháp rất đáng cân nhắc.

(Theo Thủy sản Việt Nam)

Bài viết tham khảo nội dung trên wikipedia về hải sản, tôm,

Bạn đang xem bài viết Phụ Gia Thức Ăn: Bền Vững Và Lợi Nhuận tại chuyên mục Tin Tức, trên website Chuyên Cung Cấp Hải Sản Tươi Sống Giá Sỉ, Giá Rẻ Tại TpHCM - Cty Ông Giàu. Hy vọng bài viết đã giải đáp các thắc mắc về sản phẩm này như: giới thiệu chung, so sánh, hướng dẫn cách sử dụng, giá bao nhiêu, mua ở đâu giá rẻ nhất cùng với các vấn đề liên quan khác. Nếu bạn có nhu cầu tư vấn về sản phẩm cũng như đặt hàng xin vui lòng liên hệ Hotline / Zalo / Facebook. Yêu thích 2341 / Xu hướng 2371 / Tổng 2401 Phụ gia thức ăn: Bền vững và lợi nhuận